Hầu hết tất cả các gói vay đều yêu cầu khách hàng cung cấp sổ hộ khẩu để xác minh. Vậy liệu 1 thành viên gia đình nợ xấu thì có ảnh hưởng đến hạng mức tín dụng của bạn hay không và làm cách nào để hạn chế những tác hại tiêu cực nhất từ nợ xấu.
Bài viết sau đây bằng những thông tin vô cùng xác thực, chính xác và tương đối đầy đủ sẽ giúp các bạn trả lời câu hỏi liệu vợ bị nợ xấu chồng có vay được không? Hãy cùng chúng mình tìm hiểu nhé.
Nợ xấu là gì?
Nợ xấu hay còn gọi là bùng nợ, bao gồm các khoản nợ dưới chuẩn. Đó là việc các khách hàng chậm thanh toán trả nợ hoặc trốn tất toán nợ đúng hạn. Ngoài ra nợ xấu còn được xác lập khi tổ chức cho vay nhận thấy khả năng trả nợ của khách hàng.
Nợ xấu được coi là vết đen trong lĩnh vực hỗ trợ tài chính, khiến cho rất nhiều tổ chức tài chính đau đầu. Hiện nay với rất nhiều các app online, vay ví trực tuyến ra đời, thủ tục vay quá dễ dàng, vay tiền không cần gặp mặt, không tài sản đảm bảo khiến cho tỷ lệ nợ xấu tăng lên nhanh chóng.
Chính vì vậy, để hạn chế tỷ lệ nợ xấu ngày càng tăng cao thì lịch sử nợ xấu sẽ được niêm yết trên hệ thống CIC và nhiều ngân hàng sẽ không hỗ trợ các khách hàng có lịch sử nợ xấu. Người vay nên cân nhắc kỹ trước khi có tư tưởng bùng nợ để không ảnh hưởng đến quyền lợi của mình sau này.
Nợ xấu có mấy nhóm?
Tùy vào số ngày bùng nợ mà các ngân hàng và tổ chức tài chính sẽ phân loại theo các nhóm nợ xấu. Mỗi nhóm nợ xấu sẽ có những gói vay thích hợp.
Nhóm 1
Nợ xấu nhóm 1 là nhóm nợ xấu nhẹ nhất. Người vay quá hạn trả nợ 1-10 ngày sẽ bị quy vào nợ xấu nhóm 1. Nếu bạn thanh toán khoản nợ thì bạn sẽ ngay lập tức được xóa nợ xấu nhóm 1 và sẽ không có tên trên hệ thống CIC.
Nhóm 2
Nợ xấu nhóm 2 là nhóm nợ xấu dưới mức tiêu chuẩn, người vay đã quá hạn trả nợ từ 10-90 ngày. Đây được xếp vào nhóm nợ cần được chú ý và khả năng vay tiền của khách hàng đã bắt đầu giảm.
Nhóm 3
Đây là nhóm người vay không đủ tiêu chuẩn để vay tiền mặt. Người vay đã quá hạn trả nợ từ 90-180 ngày.
Nhóm 4
Đây là nhóm khoản nợ bị nghi ngờ có khả năng mất vốn. Người vay đã quá hạn trả nợ từ 180-360 ngày.
Nhóm 5
Nợ xấu nhóm 5 là nhóm nợ xấu cao nhất, nhóm nợ này có khả năng cao sẽ bị mất vốn. Thông thường người vay sẽ quá hạn trả nợ trên 360 ngày. Hiện nay rất ít đơn vị cho khách hàng thuộc nợ xấu nhóm 5 vay được ở ngân hàng vì độ uy tín tín dụng thấp.
Với nợ xấu nhóm 1 thì bạn không cần quá lo lắng, chỉ cần tất toán nợ thì bạn sẽ không bị dính nợ xấu, và vẫn được vay thế chấp tại các ngân hàng như bình thường.
Tuy nhiên với nợ xấu nhóm 2,3,4,5 thì ngoài tất toán hết nợ thì khách hàng còn phải trả qua quãng thời gian thử thách của các tổ chức tài chính thì mới có khả năng giảm nhóm nợ xấu.
Nợ xấu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến lịch sử tín dụng cá nhân, quá trình xét duyệt hồ sơ sẽ nghiêm ngặt hơn, tỷ lệ vay thấp hơn nhiều. Rất nhiều ngân hàng và app vay không hỗ trợ những khách hàng có lịch sử nợ xấu. Chính vì vậy, các bạn nên suy nghĩ và cân nhắc khả năng tất toán nợ đúng hạn trước khi vay nhé.
Những lý do dẫn đến việc nợ xấu vay tiền ngân hàng
Nợ xấu là một việc làm không chỉ gây thiệt hại cho cá nhân người vay mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn tài chính của các ngân hàng. Vậy đâu là những lý do dẫn đến việc nợ xấu:
- Do nguyên nhân khách hàng ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của người vay như: bệnh tật, mất việc làm, dịch bệnh… khiến cho khả năng tài chính bị sụt giảm. Thu nhập giảm khiến cho khoản nợ trở thành gánh nặng của nhiều người vay.
- Do nhiều app vay hoặc các tổ chức tài chính quy định mức kỳ hạn không công khai, rõ ràng trong hợp đồng khiến cho nhiều người vay lúng túng dẫn đến không thanh toán nợ đúng hạn.
- Nhiều app vay có dấu hiệu lừa đảo như số tiền giải ngân không đúng, lãi suất cao, chính sách đòi nợ kiểu xã hội đen khiến nhiều người e sợ thanh toán nợ.
- Do người vay quên ngày trả nợ gốc dẫn đến hiện tượng xù nợ.
- Do nhiều người vay quá nhiều app hay tổ chức tài chính khác khiến cho gánh nặng các khoản nợ quá lớn, không đủ sức trả nợ.
- Do nhiều người có tâm lý muốn bùng nợ, không muốn thanh toán các khoản tiền đã vay khiến cho các ngân hàng, tổ chức tài chính khó xử.
Hậu quả nghiêm trọng khi khách hàng nợ xấu
Câu hỏi nợ xấu có vay được không chính là hậu quả đầu tiên mà khách hàng có lịch sử nợ xấu phải đối mặt. Rất nhiều ngân hàng, thậm chí là các app online đều không hỗ trợ nợ xấu nên khách hàng cần cân nhắc kỹ.
Nhóm 2
Nhóm 2 là nhóm nợ xấu ở mức cần được chú ý. Với những khách hàng này thì 1 số ngân hàng có chính sách thông thoáng vẫn sẽ hỗ trợ vay. Tuy nhiên tỷ lệ vay thành công không cao bằng những người lịch sử tín dụng tốt.
Nhóm 2 cũng là nhóm nợ xấu được khá nhiều các app online cho vay, tuy nhiên chính sách ưu đãi không lớn, hạn mức vay nhỏ và tỷ lệ xét duyệt cũng không khả quan.
Nhóm 3 đến nhóm 5
Nợ xấu nhóm 3 đến nhóm 5 là 3 nhóm nợ xấu ở mức cao. Việc vay vốn ngân hàng đối với 3 nhóm nợ xấu này là điều rất khó khăn, thậm chí còn là điều không thể đối với các ngân hàng uy tín.
Nợ xấu nhóm 3 đến 5 muốn vay vốn ngân hàng sẽ phải trải qua 1 khoảng thời gian dài để các ngân hàng xóa nợ xấu, bắt đầu tiếp tục vay vốn ngân hàng. Khoảng thời gian này dài hay ngắn sẽ phụ thuộc vào nhóm nợ xấu và mức độ hợp tác của người vay. Nợ xấu nhóm 5 sẽ được xóa sau 6-7 năm thử thách.
Vợ bị nợ xấu chồng có vay được không?
Trong quá trình là hồ sơ, hầu hết các ngân hàng hoặc tổ chức tài chính sẽ yêu cầu người vay cung cấp các giấy tờ cần thiết và sổ hộ khẩu là điều không thể thiếu. Chính vì vậy trong quá trình kiểm duyệt, nhân viên ngân hàng sẽ tiến hành điều tra lịch sử tín dụng của người vay và cả những người thân trong hộ khẩu. Việc kiểm tra nợ xấu là việc làm cần thiết trong quá trình vay nợ.
Do đó, nếu chồng có nhu cầu vay nợ nhưng vợ có lịch sử nợ xấu thì khả năng cao sẽ không được duyệt. Tuy nhiên cũng sẽ căn cứ vào 1 số trường hợp sau để các ngân hàng ra quyết định:
- Nếu vợ bạn có lịch sử nợ xấu nhóm 1 thì khả năng vay tiền là khá khả quan.
- Nhưng nếu vợ bạn có lịch sử nợ xấu nhóm 2 trở lên thì khả năng vay được tiền rất thấp. Nhân viên sẽ nghiêm túc kiểm tra trên hệ thống CIC để đưa ra kết quả chính xác nhất.
- Nếu vợ và chồng không nằm trong cùng 1 sổ hộ khẩu thì sẽ không ảnh hưởng đến khả năng vay tiền của người còn lại.
Ngân hàng có cho chồng vay nhanh khi vợ nợ xấu hay không?
Vay nhanh là hình thức vay tín chấp do đó nếu vợ nợ xấu thì khả năng chồng vẫn vay nhanh được tại các ngân hàng. Tuy nhiên để đảm bảo khả năng trả nợ là cao nhất thì các ngân hàng vẫn kiểm duyệt khá nghiêm khắc, so sánh nghiêm túc khả năng tài chính và nhóm nợ xấu để đưa ra quyết định vay hợp lý.
Tuy nhiên nếu vay thế chấp thì chắc chắn các ngân hàng sẽ không hỗ trợ những khách hàng có lịch sử nợ xấu. Do đó các bạn nên cân nhắc thật kỹ để tránh rơi vào tình trạng nợ xấu nhé.
Phải làm thế nào để chồng được vay tiền khi vợ bị nợ xấu công ty cho vay
Nợ xấu là việc không một ai muốn, tuy nhiên nếu vợ bạn không may bị vướng nợ xấu thì phải làm như thế nào để chồng cho vay:
- Vợ bạn nên thanh toán hết khoản nợ quá hạn và trải qua khoảng thời gian thử thách của ngân hàng để được giảm nhóm nợ xấu. Dự trù khoảng 2-7 năm tùy vào nhóm nợ xấu thì bạn có thể được xóa hoặc giảm nhóm nợ xấu.
- Vợ và chồng bạn không nên cùng 1 sổ hộ khẩu vì nhân viên ngân hàng sẽ tiến hành kiểm duyệt hộ khẩu và việc vợ bạn có nợ xấu sẽ ảnh hưởng rất lớn đến tỷ lệ vay tiền.
- Chồng bạn có thể lựa chọn vay tín chấp thay vì vay thế chấp. Bởi vay thế chấp sẽ không được ngân hàng hỗ trợ nếu khách hàng có lịch sử nợ xấu
Cách để chồng được vay trả góp
Vay trả góp là hình thức vay khá nổi hiện nay. Vậy nếu vợ bạn bị nợ xấu thì làm thế nào chồng bạn được vay trả góp:
- Vợ bạn nghiêm túc chấp hành các yêu cầu của tổ chức tài chính để giảm nhóm nợ xấu.
- Có tài sản thế chấp đảm bảo với giấy tờ minh chứng đầy đủ.
- Có khả năng tài chính tốt, đảm bảo trả đủ khoản vay.
Một số câu hỏi thường gặp
Cách vay thế chấp sổ đỏ khi bị nợ xấu
Nợ xấu là điều tối kỵ khi vay thế chấp tại các ngân hàng. Chính vì vậy nếu bạn không may bị nợ xấu thì khả năng cao bạn sẽ không được hỗ trợ vay thế chấp. Cách duy nhất sẽ giúp bạn đó là kiên nhẫn và nghiêm túc thực hiện theo các yêu cầu của ngân hàng để nhanh chóng xóa nợ xấu.
Các ngân hàng nào hỗ trợ khách hàng có nhóm nợ xấu
Hầu hết các ngân hàng đều ra điều kiện cho người vay là không được có nợ xấu từ thời điểm vay trở về trước. Tuy nhiên vẫn có 1 số ngân hàng hỗ trợ khách hàng có lịch sử nợ xấu, thậm chí là nợ xấu nhóm 5 như VPBank, Tnex…Tuy nhiên tỷ lệ duyệt sẽ thấp hơn và hạn mức vay chắc chắn sẽ nhỏ hơn so với những khách hàng khác.
Lời kết
Vợ bị nợ xấu chồng có vay được không là câu hỏi được rất nhiều người tìm kiếm. Mặc dù là 2 cá nhân khác nhau nhưng về mặt pháp lý lại có quan hệ vô cùng ràng buộc. Chính vì vậy 1 người nợ xấu thì khả năng cao người kia sẽ bị ảnh hưởng. Tuy nhiên tùy vào nhóm nợ xấu và tình trạng mối quan hệ sẽ có mức độ ảnh hưởng khác nhau. Bài viết trên mong sẽ cung cấp các thông tin hữu ích nhất dành cho mọi người để có quyết định vay thông minh và không ảnh hưởng đến những người thân xung quanh. Một số giải pháp hỗ trợ tài chính phổ khác bạn có thể tham khảo thêm tại website như xin gia hạn nợ FE Credit, vay bằng CCCD,…
Để lại một bình luận